Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Bé chửi thề!

- Chị Hà bế thốc cu Bừ lên bàn ăn, không cho chơi nữa, nó khóc và chửi ‘M… mày”. Chị tím mặt, sững sờ, sao từ đó có thể phát ra từ cái miệng còn hơi sữa của một đứa bé 2 tuổi cơ chứ?



Tại sao bé 2 tuổi lại dùng những từ xấu?
Bạn băn khoăn không hiểu vì sao bé 2 tuổi, đáng yêu xinh đẹp lại có những lời nói xấu như thế. Tại sao bé lại biết được những từ xấu đó để chửi thề. Cảm giác của bạn là thất vọng. Nhưng thực ra, bé đâu có ý thức được điều đó lại trầm trọng như thế vì bé có hiểu ý nghĩa của từ xấu đó là như thế nào đâu. Những từ chửi thề của bé phần lớn có được là do sự bắt chước trực tiếp. Có lẽ bé nghe được bạn nói hoặc khi đi ngoài đường phố, bé nghe ai đó nói hoặc trong lớp mầm, các bé bắt chước nhau. Rồi bây giờ bé nhắc lại nó.
Trong thời gian này, bé lại có xu hướng mở rộng vốn từ vựng và học bất cứ thứ gì mới. Bé có suy nghĩ thật tốt khi muốn chia sẻ những từ đó cho mẹ nghe. Suy nghĩ của bé là thế này: “Có một vài điều bé nghe được và mọi người nó khi tức giận hoặc chán ghét. Mình thử nói xem sao”.


Bé có thể bắt chước chửi thề từ bạn
Bạn không nên quá lo lắng vì không có vấn đề gì xảy ra và nếu ép buộc bé học toàn những thứ từ tốt thì trong độ tuổi này sẽ quá sớm.


Làm gì khi bé chửi thề và nói những câu khiếm nhã?
Giữ bộ mặt phớt lờ
Khi bé chửi thề hoặc dùng những từ xấu xí, phản ứng phần lớn của các bậc cha mẹ thường là buồn cười, tức giận hoặc sững sờ… Nếu bạn tỏ ra quan tâm tới lời nói tục tĩu của bé như thế thì bé càng thích thú mà nói lại. Trẻ con là thế mà cho nên cứ phớt lờ lời nói của bé đi.
Thay thế bằng những từ ‘sạch sẽ’

Bé chửi thề hoặc nói những từ tục tĩu với chính bản thân bé là dấu hiệu bé không bộc lộ được cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ vì thiếu vốn từ. Hãy trau dồi vốn từ ‘sạch’ cho bé bằng nhiều cách như trò chuyện, đọc sách, đi dạo…



Nên phớt lờ mọi lời nói xấu xí của bé
Đặt ra một giới hạn
Khi bé nói những từ xấu xí đó, đừng giải thích đừng hỏi han đừng quát mắng mà coi như không hiểu. Điều đó có nghĩa là những từ này không được chấp nhận.
Đừng để những lời chửi thề đạt được kết quả
Nếu như trẻ dùng những từ chửi thề đó vì trẻ muốn một thứ gì đó thì hãy chắc chắn rằng, điều đó không xảy ra.


Cẩn thận lời nói của bạn
Bạn không nên nói tục hoặc nói những lời không hay trước mặt bé. Bé 2 tuổi bắt chước rất nhanh. Và bé nghĩ, tại sao mẹ được nói mà bé lại không.

Dạy bé 1-2 tuổi đếm số

Giai đoạn 1-2 tuổi, bé bắt đầu ý thức về môi trường xung quanh và hiểu lời nói mô tả đồ vật hay ý tưởng. Bạn có thể nâng cao nhận thức cho bé tuổi chập chững bằng cách giúp bé nhận diện số đếm, thông qua quan sát và trò chơi.
- Hãy quan sát bé của bạn vui chơi. Bé bắt đầu nhận ra rằng, có sự khác nhau về số lượng đồ chơi, màu sắc, kích thước và hình dạng giữa chúng. Thời điểm đó, bạn có thể giải thích ý nghĩa của từng con số cho bé.
- Tự làm một tấm poster với số đếm từ 1 đến 10 trên đó. Treo tờ giấy đó lên tường, chỗ bé thường xuyên vui chơi. Liên hệ với poster khi bạn quan sát thấy bé nhận ra số lượng đồ vật tương tự. Hãy nói: “Con có hai khối hình à? Mẹ thấy con có 3 cái cốc màu xanh. Con có thấy một chiếc tất màu đỏ không?”. Tiếp đến, bạn hãy chỉ tay lên poster để bé nhìn thấy con số bạn vừa nói đến.
- Đếm thật to khi vui chơi cùng con. Nếu bạn đang xếp hình, hãy vừa xếp vừa đếm. Nếu bạn đang nghe nhạc, hãy đếm những bước chân bạn đi. Nếu bạn đang ăn nho, đếm từng quả nho khi bạn bỏ vào miệng.
- Chơi trò số đếm trong bồn tắm. Dùng xẻng và xô nhựa, đếm từng xẻng nước khi bạn đổ vào xô. Cùng bé thổi bong bóng và đếm số bong bóng. Đếm ngón chân và ngón tay khi bạn tắm cho con.
- Chỉ tay vào những con số mà bé thấy khi đi trên ôtô, đi mua sắm hoặc đi dạo. Có rất nhiều số đếm ở khắp nơi quanh con phố nhà bạn. Chỉ tay và khen ngợi bé chỉ tay vào những con số đó.
- Mua đồ chơi có con số. Đồ chơi điện thoại, sách tranh, ô chữ, bảng chữ cái… rất thích hợp cho bé. Hãy cân nhắc ý nghĩa giải trí và giáo dục khi mua đồ chơi cho con. Đồ chơi cho phép bé chạm vào và cảm nhận hình dáng và độ cong của các con số, giúp bé nhận diện sự khác biệt bên ngoài của chúng.
- Nói chuyện về những con số trên đồ chơi và tạo những trò ngớ ngẩn để chơi với chúng. Tìm số bong bóng và ném chúng lên. Hét to tên của từng con số khi ném chúng. Bất kỳ trò gì bạn chơi liên quan đến con số đều có tác dụng tăng cường khả năng nhận biết số đếm cho bé.

Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Nhà trẻ là một thế giới hoàn toàn mới lạ đối với bé, nơi không có mẹ, có bà, có chị giúp việc nhưng lại có những mối quan hệ xã hội “mới toe” mà bé chưa quen. Bạn có thể giúp bé rất nhiều, nếu có chuẩn bị trước cho bé.



Những người lớn mới

Nếu trước đó bé chỉ tiếp xúc với bố mẹ, ông, bà, người giúp việc, bé hoàn toàn có thể sợ những người lạ. Cố gắng cho bé giao tiếp nhiều hơn với người lạ trong thời gian còn lại trước khi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Lúc đầu, tổ chức những cuộc gặp gỡ như thế trên “lãnh thổ” của bé, để bé hiểu những người như vậy không nguy hiểm. Sau đó, cho bé cùng bạn tới nhà bạn bè, bà con chơi. Bạn đừng quên đem theo một số đồ chơi để bé vừa có thể nói chuyện vừa có thể tự chơi. Nói chung, hãy tạo nên một không khí dễ chịu mà bé thích.

Tạo cho bé những tình huống để bé có thể tự nói chuyện với những người khác nhau. Ví dụ, trong cửa hàng bánh kẹo, để cho bé tự chọn bánh bích quy, tự nói chuyện với cô bán hàng, tự mua hàng. Nếu hàng ngày tạo ra những tình huống quen thuộc bé sẽ nhanh chóng học cách cư xử đúng, cảm thấy tự tin, và bé sẽ dễ quen với cô giáo cũng như bạn bè ở nhà trẻ hơn.

Bé cần học:

- Làm quen, chào hỏi, trả lời các câu hỏi.

- Giao tiếp lịch sự và biết cảm ơn.

- Cách hỏi nếu không hiểu hoặc quên cái gì đó.

- Cách yêu cầu khi cần (ví dụ nếu muốn đi vệ sinh, dậy trong giờ nghỉ trưa không, giúp bạn buộc dây giày...)

- Biết gọi người giúp, nếu bị bạn khác bắt nạt, chứ không phải đứng một góc và khóc.

Quan hệ bạn bè

Bạn thử để ý xem các em bé chơi với nhau như thế nào. Có cảm giác, chúng bên nhau, nhưng thực ra mỗi đứa trẻ đều tự chơi. Giao tiếp với nhau, chơi cùng nhau, không cãi nhau và chia sẻ đồ chơi - tất cả những việc này các em nhỏ vẫn chưa biết và các em sẽ học hỏi dần dần trong tương lai. Khoảng 3 tuổi các em sẽ biết chơi cùng nhau. Quan trọng nhất là người lớn không nên vội vàng.

Bạn hãy thường xuyên đưa bé ra sân chơi với các trẻ khác và theo dõi xem bé của bạn cư xử như thế nào, so sánh với các bé khác. Nhưng không phải để phê bình bé, mà để bạn tự rút ra kết luận: Bé của bạn đã biết những gì, cái gì cần phải học hỏi thêm.

Bé của bạn cần biết:

- Biết chơi với các em bé khác và không cãi nhau, đánh nhau.

- Tham gia những trò chơi chung (như cùng xây toà lâu đài bằng cát, làm đường cho xe chạy).

- Biết chờ tới lượt mình (ví dụ chờ lên đu quay tại sân chơi)

- Biết chia sẻ đồ chơi, không tranh giành đồ chơi một cách thô bạo.

- Biết tự bảo vệ bản thân.

- Biết yêu cầu điều gì đó.

Nếu bé con nhà bạn chơi với các em bé cùng tuổi không được, hãy cho bé làm quen và chơi với những đứa trẻ khác. Có rất nhiều cách để các em nhỏ chơi với nhau: Ném bóng, bắt bóng, cả đội cùng đuổi theo bóng. Bạn hãy cầm theo một ít phấn, chia cho cả những đứa trẻ khác, và để chúng cùng vẽ.

Hãy ra những đề tài cho các em cùng vẽ, có thể là một bể đầy cá vàng, hoặc cánh đồng cỏ có nhiều cây, hoa và chim. Bạn sẽ thấy công việc chung rất dễ làm cho các em gần nhau hơn, thân thiện với nhau hơn.

Và cố gắng nên để bé tự hành động. Không nên lao ngay vào giúp bé, nếu thấy điều gì đó không ổn. Đơn giản là bạn ở tư thế sẵn sàng, quan sát và giúp đỡ các bé nếu cần. Bạn cũng đừng quá lo lắng, mâu thuẫn giữa các em nhỏ diễn ra thường xuyên, và kết thúc cũng nhanh như bắt đầu ấy.

Nguồn NESTLE

Điều con cần học trước khi đi mẫu giáo

Trước khi bé bắt đầu đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, mẹ hãy dạy cho bé biết những điều sau:

Kĩ năng dùng nhà vệ sinh

Đi vệ sinh ở trường có thể làm bé thấy sợ. Thông thường thì ở tuổi này, có trẻ vẫn không thể kiểm soát được bàng quang. Ở 5 tuổi, 15% trẻ vẫn còn đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều khi trẻ không nhận ra được các dấu hiệu cho thấy mình cần phải đi tè. Hoặc có khi trẻ bị hấp dẫn vào một hoạt động trò chơi nào đó đến nỗi toàn đợi đến phút cuối cùng mới chịu chạy đi tè.


Trẻ học cách kết bạn. Ảnh minh họa

Cô giáo sẽ tính toán và cho phép các bé nghỉ giữa giờ để đi vệ sinh nhưng bé cũng cần được đảm bảo là có thể xin ra ngoài bất cứ lúc nào. Ở tuổi đi nhà trẻ, cứ cách từ 3-5 tiếng bé phải đi vệ sinh một lần. Hãy bảo bé đi vệ sinh sau giờ ăn trưa tầm 1 tiếng đồng hồ và không có điều gì phải lo lắng cả, cô giáo sẽ giúp đỡ nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Mẹ cũng nên dạy con cách cởi quần hoặc váy ra thật nhanh để trẻ không ngại đi vệ sinh.

Làm quen với các bạn

Bước vào một lớp có rất nhiều gương mặt mới có thể làm trẻ sợ run người. Để làm cho con mạnh dạn hơn thì mẹ hãy giúp con có một khóa học về việc kết bạn. Hãy nói với con rằng các bạn khác ở lớp cũng lo lắng y như con vậy. Mẹ có thể lấy ví dụ đầu tiên mẹ rất ngại ngùng khi bắt chuyện với các phụ huynh khác nhưng về sau thì mọi chuyện đã tốt đẹp hơn nhiều.

Dậy bé cách chia sẻ và chờ đến lượt mình. Khen bé khi bé chia sẻ đồ chơi và đợi đến lượt khi chơi đu quay ở công viên. Mẹ hãy nhấn mạnh rằng các bé khác sẽ rất vui nếu con làm như vậy với các bé.

Điều gì cần thiết nhất đối với sự giáo dục của trẻ?

1. Hiểu được trẻ cần gì?

Mỗi cha mẹ đều hy vọng trẻ của mình giỏi giang ngoan ngoãn nhưng rất ít người lại biết làm thế nào để trẻ tốt hơn. Nếu nói “tốt”cũng có nghĩa là thành công và hạnh phúc. Vậy thì trẻ cần có tố chất gì để có được sự thành công và hạnh phúc?

Nhiều cha mẹ xem cổng trường đại học là mục tiêu lớn nhất đối với trẻ. Trên thực tế chỉ có vào đại học trẻ mới có cơ hội nhất định. Vì thế đôi khi chỉ chú trọng đến theo đuổi mục tiêu tri thức mà không có cái nhìn thực tế khác.

Nhân cách, sức khỏe, thái độ tích cực lạc quan, khả năng thích ứng môi trường, cơ hội nắm bắt mọi thứ mới là mục tiêu hạnh phúc của con người.

2.Ngôn từ của người lớn có nghĩa gì đối với trẻ

Người lớn muốn gì không quan trọng, mà quan trọng hơn là trẻ có thể nhìn thấy gì, học gì từ trong mỗi hành vi của chúng ta. Trước mặt trẻ chúng ta cần cẩn thận từng hành vi lời nói xem xét hành vi đó có ý nghĩa gì đối với trẻ.
3.Hiểu được phương pháp giáo dục thế nào?

Biết làm gì được xem là có phương hướng; biết làm thế nào được xem là có năng lực; không có phương hướng thì sự nỗ lực và tốc độ không có ý nghĩa; chỉ có phương hướng, không có phương pháp thì mọi việc cũng trở nên vô nghĩa. Là người lớn cần phải có phương pháp giải quyết, không nên thấy khó mà nản chí.

4.Hiểu được làm người chính là làm cha mẹ

Giáo dục nhằm mục đích giúp trẻ cảm nhận cuộc sống tuyệt vời. Điều chúng ta cần trong cuộc sống cũng chính là điều trẻ cần; trước hết xem xét nhu cầu chúng ta sau đó mới xem xét nhu cầu của trẻ. Chúng ta giải quyết tốt mọi việc không chỉ đem đến cho trẻ kinh nghiệm đáng giá mà giúp trẻ có thái độ lạc quan tích cực hơn.

5. Hiểu được giới hạn của giáo dục

Mỗi người đều có giới hạn của chính mình, vì thế sự giáo dục đối với trẻ cũng cần có giới hạn riêng. Các bậc cha mẹ cần để cho trẻ không gian riêng để suy nghĩ.

Ý nghĩa giáo dục gia đình là vô cùng quan trọng và sâu sắc, nhưng giáo dục gia đình không quyết định đến hoàn toàn đến sự phát triển của trẻ. Tùy vào độ tuổi và môi trường học tập, sự trưởng thành và kinh nghiệm của trẻ cần tiếp thu từ trong cuộc sống độc lập.

Làm gì để giúp con thông minh? ( Sưu tầm )

Từ 1-3 tuổi, bé đã có thể chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ, khám phá thể giới xung quanh bằng đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát triển nhanh để học hỏi ngôn ngữ , cử động và vô vàn điều kỳ diệu khác. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt thì những trò chơi cũng giúp bé năng động, thông minh, thành công và vững vàng hơn trong tương lai.
1. Trò chơi kéo đẩy
Độ tuổi này bé thích với tay lấy các đồ vật, thích xem những chuyển động và rất “khoái chí” khi mình có thể đẩy một số đồ vật đi được. Có những bé không chịu ăn, mẹ chỉ cần bảo: “Ăn ngoan rồi mẹ dẫn đi xem xe ô tô chạy nhé”, thế là bé ngoan ngoãn ăn ngay. Hoặc mẹ cũng có thể chọn một số món đồ chơi nhẹ như thú nhồi bông, xe nhựa, đồ lắp ráp… để bé chơi kéo đẩy, nó khiến bé cảm thấy tự tin và thích hợp tác hơn.
Thao tác:
Đếm: Một, hai, ba, đẩy nào! Và đẩy làm mẫu cho bé.
Cầm tay bé và khuyến khích bé đẩy cùng.
Khi bé đã thích thú với trò đó, tự bé sẽ tự đi tìm đồ chơi và thậm chí còn “rủ rê” bố mẹ chơi cùng nữa đấy!

Kết luận:
Các nghiên cứu về não cho biết nếu những tế bào thần kinh não liên kết với kỹ năng ra dấu và chuyển động của bé không được người lớn kích hoạt ngay từ tuổi ấu thơ, chúng sẽ không đủ “mềm dẻo” để trở thành kinh nghiệm.

2. Phát triển tình yêu thương

Thao tác:

Đặt bé ngồi giữa nền nhà, xung quang sắp thú nhồi bông lớn nhỏ đủ cỡ.
Ôm một con thú nhồi bông lên và nựng nịu: Cún con xinh quá, yêu cún lắm lắm, cún có thích chơi với chị/ anh không nào?…
 


Nâng niu thú nhồi bông giúp trẻ phát triển tình yêu thương.
Lặp lại nhiều lần khiến bé sẽ thích thú và rồi bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh bé tự lấy thú bông ra, ôm và nựng nịụ một mình khi bạn đang bận rộn với công việc bếp núc.

Kết luận:
Tiến sĩ Bruce Perry thuộc đại học Baylor cho rằng nếu trẻ không đủ tình yêu thương ngay từ nhỏ sẽ thiếu những nối kết cần thiết để hình thành mối quan hệ gần gũi. Trò chơi này giúp phát triển tâm lý và kỹ năng giáo dục.
3. Sức mạnh của câu hát ru

Thao tác:

Như ngày xưa mẹ từng ru bạn ngủ, giờ đây bạn cất giọng hát ầu ơ ấy để ru con mình với những giai điệu quen thuộc: Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi; Chiều chiều ra đứng ngõ sau…Hãy ôm con, đung đưa hoặc vỗ nhè nhẹ và hát những bài hát theo 2 cách cất cao giọng hoặc thì thầm.
Bé sẽ đặc biệt chú ý đến điệu bộ, cử chỉ và thấm nhuần lời hát ấy.

Kết luận:
Trẻ em rất chú ý đến những giọng hát ru vì thế chúng sẽ học biết ý nghĩa của lời bài hát.
4. Bò tới đồ chơi
Thao tác:

Khi bé ở độ tuổi tập bò, hãy khuyến khích bé qua những trò chơi đơn giản nhưng hiệu quả như:
Đặt đồ chơi mà bé yêu thích vào một nơi xa bé, ở góc phòng chẳng hạn, bạn nhoài người xuống sàn như tư thế của bé và bò tới đồ chơi. Khi với tới, bạn cầm nó lên và “giả giọng”: Nào bé Bo ơi, đến bắt đồ chơi nè.”.

 
Bé sẽ rất hoan hỉ bò tới, lúc ấy bạn cần cổ vũ con.
Nếu đồ chơi có dây cót, vặn đồ chơi chạy từ từ cho bé tập bò theo để bắt, đôi khi chơi đùa với con, bạn cứ bò vòng tròn cũng khiến bé thích thú làm theo đấy!
Kết luận: Khoáng chất trong cơ thể là nguyên liệu cần thiết xây dựng các nối kết não. Một trong những lý do đứa trẻ này biết bò nhanh hơn đứa trẻ khác là cơ thể nó đã sản xuất khoáng chất trong cơ thể sớm.


5. Cụng đầu nào con yêu

Thao tác:

Hãy đặt bé ngồi vào lòng và đối mặt với bạn.
Đếm: Một, hai, ba, cụng đầu ngay sau khi bạn ôm lấy đầu bé rồi cúi xuống cụng nhẹ vào đó, thay đổi vị trí đầu bằng cách cụng vào mũi, cằm, cùi chỏ, má…Bé sẽ thích thú với trò chơi mới lạ này.
Kết luận: Sự đụng chạm sẽ kích hoạt não tiết ra hóc môn giúp trẻ phát triển. Tình yêu thương là điều then chốt để liên kết mạnh mẽ tình cảm giữa mẹ và con.
Các bạn có thể tìm thấy các loại đồ chơi thông minh, đồ chơi sáng tạo giúp cho bé phát triển trên nhiều trang web khác nhau, hiện đang là mùa noel nên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Làm thế nào để không bị "đứng hình" khi con yêu hỏi khó?

Lý do các bé hay hỏi

Theo phó giáo sư Nguyễn Công Khanh, chuyên gia trường mầm non Hoàng Gia, trẻ 3-4 tuổi rất hay tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết non nớt, ngay những điều đơn giản nhất cũng có thể là mới lạ và bé cần người lớn giải thích.

Cũng có khi các bé đặt câu hỏi chỉ muốn được giao tiếp với người lớn: được nói chuyện, được quan tâm và thể hiện mình để lôi kéo sự chú ý.

Bố mẹ nên làm gì?


Theo các chuyên gia tâm lý, không phải câu hỏi nào của trẻ cũng cần cha mẹ phải trả lời chính xác theo cách nghĩ hay hiểu biết của người lớn. Thực tế, nhiều câu cha mẹ cũng không biết, hoặc biết nhưng khó có thể giải thích ngắn gọn, làm bé dễ hiểu. Hơn nữa, có khi người lớn giải thích, nhưng bé vẫn cứ hỏi lại, vì không nói trúng ý muốn của nó.

Theo phó giáo sư Khanh, tốt nhất, khi bé hỏi, bố mẹ không nên vội trả lời, mà cho con một cơ hội để suy nghĩ về điều đó. Bạn có thể hỏi lại: “Thế theo con thì tại sao?”. Nếu bé nói đúng, bố mẹ khen kịp thời để nuôi dưỡng sự tự tin, còn không, hãy hỏi lại tại sao con nghĩ vậy, để hiểu được cách nghĩ riêng của trẻ, từ đó khuyến khích hay bồi đắp cho bé phát triển… Nếu bé nói: “Con không biết, mẹ nói đi", bạn hãy xem đó là cơ hội để giúp con động não: “Mẹ cũng không biết. Hai mẹ con mình cùng nghĩ nhé!".

Đôi khi, người lớn có thể vờ giải thích sai để kích thích tư duy phê phán của trẻ.

"Khi trả lời những câu hỏi của con, điều quan trọng không phải là đúng hay sai mà cần chú ý đến mong muốn, xúc cảm, hứng thú, niềm tin của bé", ông Khanh nói.

Bạn nên xem mỗi lần bé hỏi là cơ hội tốt để kích thích tính tò mò, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Cũng có khi cha mẹ không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi của con, mà nhân đó kể một câu chuyện có nội dung lý thú, giúp bé tự tìm được câu trả lời thích hợp.
Với những câu hỏi khó

Các bậc cha mẹ ngại nhất khi phải trả lời các câu hỏi về giới tính hay sự mất mát người thân của bé.
Chị Xuân, nhân viên y tế ở Phương Mai, Hà Nội, kể lại, hôm trước cả nhà đang ăn cơm, tự dưng, cu Tí 3 tuổi hỏi: "Mẹ ơi, con là con trai hay con gái?". Chị bảo: "Tất nhiên là con trai rồi" nhưng nó vẫn không tha: "Nhưng con muốn là con gái cơ, có được không?". Lúc này, cả nhà không ai biết nói thế nào.
Theo tiến sĩ Khanh, với những câu hỏi về giới tính, tùy từng độ tuổi, tình huống mà bố mẹ có thể giải thích nông sâu khác nhau, tốt nhất là nên nói đơn giản, giải thích để bé hiểu bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh, gần gũi.

Với câu hỏi của cu Tí, chị Xuân có thể chỉ vào mâm cơm nói: "Con có biết bát để làm gì và đũa dùng làm gì không?". "Tất nhiên bát để đựng cơm còn đũa gắp thức ăn rồi". "Thế giờ mẹ lấy bát để gắp, còn đũa để đựng thì có được không? Hay giờ mẹ chuyển thành bố, bố thành mẹ nhé". Như vậy là bé đã đủ hiểu.
Trong trường hợp bé hỏi về người thân mất, bố mẹ không nên lảng tránh hoặc trả lời theo kiểu: "Ông bà đi chơi xa" hay "Bác ấy đến một nơi khác" mà hãy giải thích sự thật nhưng thật đơn giản và nhẹ nhàng cho con hiểu ai cũng phải trải qua điều đó.

Làm sao cắt những tràng câu hỏi?


Nếu như khi con hỏi mà bạn quá mệt, bận rộn, hoặc không biết, cũng đừng cáu kỉnh, lảng tránh, nói dối hoặc trả lời cho xong chuyện, bởi bé rất nhạy cảm và nhận ra ngay. Nó sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được quan tâm và tôn trọng.

Nếu không muốn trả lời ngay câu hỏi của con, bạn có thể nói: "Mẹ nhớ ra là hai mẹ con mình còn chuyện quan trọng hơn cần làm, để lúc khác nói tiếp chuyện này nhé!", đừng viện cớ: "Mẹ bận lắm", "Mẹ mệt" hay "Con hỏi vớ vẩn gì thế?".

Ngoài ra, mẹ cũng có thể khuyến khích con hỏi bố, ông, cô giáo… để tạo cơ hội cho bé chủ động tương tác với người khác.

Sữa nước nào đủ dưỡng chất cho bé đến trường?

Khi bé ở nhà, việc pha sữa bột không khó nhưng khi đi chơi, đặt biệt là lúc đi học. Chuyện chọn sữa uống nào đảm bảo cho sức khỏe của con lại là điều làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ.

Khi ở nhà, trẻ thường được ăn 3 bữa chính, 3-4 bữa phụ với các loại sữa, các sản phẩm từ sữa, hoa quả. Tuy nhiên, khi bé đến tuổi tới trường, việc chuẩn bị các bữa phụ, đặc biệt là những trẻ uống quen sữa bột, gặp rất nhiều khó khăn. Đơn giản nhất là gửi hộp sữa ở trường nhờ cô pha. Cầu kỳ hơn là chuẩn bị bình pha sữa và hộp chia sữa để cô pha hằng ngày… Dù cách nào, các bậc phụ huynh cũng không tránh khỏi những băn khoăn.



Con chị Thảo vừa tròn 3 tuổi. Cháu đã đi học mẫu giáo được vài tuần nhưng chị vẫn chưa hết băn khoăn: “Mình vui vì con có thêm nhiều bạn bè, học thêm nhiều điều mới nhưng khoản ăn uống của con thì thú thực mình vẫn chưa yên tâm. Bình thường bé vẫn uống 2-3 cốc sữa bột mỗi ngày nhưng nay phải gửi hộp sữa bột ở lớp để nhờ cô giáo pha hằng ngày. Mình thấy ngại vì biết là các cô trông trẻ rất bận”.

Chị Lê Lan, có con gái 4 tuổi, chia sẻ: “Lúc còn ở nhà, mình và bà nội cháu lúc nào cũng pha đủ 3 cốc sữa bột/ngày cho cháu. Nhưng từ lúc đi học, cháu chỉ còn uống 1 cốc sữa pha trước khi đi ngủ. Mình lo lắm vì uống ít sữa bột như thế, con sẽ không có đủ chất”.

Con chị Phương Quyên thì lớn hơn, đi học lớp 1 nhưng chị cũng không yên tâm khi thay sữa bột bé vẫn uống ở nhà bằng sữa nước thông thường. “Khi đến trường, cháu không thể uống sữa bột nên mình đành mua sữa nước cho con. Tuy nhiên, mình không yên tâm lắm. Nếu có loại sữa bột nào pha sẵn, đóng gói thuận tiện thì tốt”, chị Quyên bày tỏ.

Trước mong muốn của các bậc cha mẹ về có một sản phẩm tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất, Grow sữa nước của Abbott, đóng trong hộp giấy với thể tích bằng một lần uống với hai mùi hương Vanilla và Chocolate ra đời đã đáp ứng được nhu cầu chính đáng này. Sữa Grow nước là sản phẩm tiên phong tại Việt Nam trong việc kết hợp ưu điểm dưỡng chất và tiện dụng. Với công thức tiên tiến nhất của sữa bột Grow-G Power, Grow sữa nước chứa 32 dưỡng chất bao gồm cả DHA, nucleotid, canxi, khoáng chất, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu giúp cho sự phát triển toàn diện & đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng chiều cao tối ưu của bé suốt giai đoạn phát triển 3-6 tuổi.

Sữa dành cho bé từ 3 tuổi trở lên

Người tiêu dùng lo lắng vì sữa bột nhiễm côn trùng

Sau thông tin hãng Abbott thu hồi 5 triệu hộp Similac tại Mỹ do nghi nhiễm côn trùng, nhiều đại lý trong nước, đặc biệt các cửa hàng xách tay, lo bị khách hàng tẩy chay.
Mấy ngày qua tại phố Hàng Buồm (Hà Nội), một trong những nơi tập trung nhiều cửa hàng sữa bột, nhiều khách hàng đã đến đây để tìm hiểu thông tin về sữa nhiễm côn trùng. Chị Nguyễn Thị Hiền (Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) đang chọn hộp sữa Similac Gain, thay vì mang ngay ra thanh toán, chị thận trọng đọc từng chữ ghi trên nhãn mác sản phẩm, nhất là nơi sản xuất. Sau khi nâng lên đặt xuống mà vẫn không yên tâm, cuối cùng chị quyết định chuyển sang dùng một sản phẩm khác.

Hai ngày nay đọc báo biết chuyện sữa Similac ở Mỹ có côn trùng mà con trai lại thường uống loại sữa này nên chị rất lo. “Dù biết con trai tôi quen uống loại này rồi, nhưng vì sức khoẻ của cháu, tôi cũng phải thận trọng. Chuyển sang hãng khác cho chắc ăn”, chị Hiền nói.
 

Khách hàng băn khoăn về chất lượng sữa ngoại trên thị trường. Ảnh minh họa 
Chị Minh Nguyệt ở Liễu Giai chung tâm trạng này. Từ hôm đọc thông tin về việc sữa Abbott Similac ở Mỹ có chứa côn trùng, ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hoá, chị tạm dừng cho con uống sữa bột Similac. Hộp sữa đã mua, con đang dùng dở, chị để sang một góc chờ đợi, nghe ngóng thêm tin mới.
Các đại lý bán sữa cũng chẳng vui. Chị Hoa, chủ cửa hàng sữa trên phố Hàng Buồm cho biết, mấy ngày nay khách hàng chủ yếu đến không phải mua sữa mà đến để hỏi ở đây có loại sữa nào nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ không, thậm chí nhiều người đến đã không dám mua sữa Similac chính hãng mà chuyển qua dùng sữa khác vì e ngại.
Mỗi ngày cửa hàng chị bán từ 10 – 15 hộp Similac nhưng giờ chỉ bán được 2 – 3 hộp mà phải giải thích hết “nước bọt” thì khách hàng mới tin. Chị Hoa cho biết thêm.
Theo khảo sát của VnExpress.net, tại các đại lý sữa trên phố Hàng Buồm, Tây Sơn, chợ Đồng Xuân,…dòng sản phẩm Similac chính hãng dành cho trẻ sơ sinh chủ yếu sản xuất tại Singapore, Đan Mạch, Ireland thông qua kênh phân phối của Abbott Việt Nam như Similac Mom, Similac IQ 1, Similac Gain IQ. Giá dao động 117.000 – 382.000 đồng một hộp tuỳ loại.
Trong khi nhiều cửa hàng phân phối sản phẩm sữa bột từ nhà nhập khẩu đang lao đao thì hàng loạt điểm bán hàng xách tay cũng đang thở ngắn, thở dài với chuyện sữa nhiễm côn trùng vì phần lớn sữa Similac do hãng Abbott sản xuất tại Mỹ có mặt ở một số cửa hàng chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch.
Theo nhiều chủ cửa hàng sữa xách tay trên phố Nguyễn Sơn, Trần Duy Hưng, Sài Đồng (Gia Lâm), Kim Mã, Hoàng Hoa Thám, Phố Huế, Nguyễn Thái Học,…nguồn gốc hàng hoá đều do người nhà, người quen ở nước ngoài gửi về. Sữa Similac xách tay rất nhiều dòng, như Similac GO & GROW 623 gr, giá 510.000 đồng một hộp; Similac Advance With Early Shield 820.000 đồng hộp 963 gr; Similac Neosure (363 gr) 410.000 đồng, Similac Isomil Advance (963 gr) 840.000 đồng.
Chị Minh Anh (Định Công, Hoàng Mai) đang chọn mua hộp sữa Similac Similac Isomil Advance tại cửa hàng ở phố Huế, dù đã được bà chủ ở đây tư vấn về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ nhưng chị vẫn đắn đo.
“Cùng một hãng sữa, quy trình sản xuất như nhau, cứ cho là không phải mua hàng ở Mỹ nhưng ai dám đảm bảo là trong số các hộp sữa cùng loại bán trên thị trường không có côn trùng nên tôi phải xem xét kĩ. Năm triệu hộp bị thu hồi đâu phải là nhỏ”, chị Minh Anh cho biết.
Chị Thư, một chủ cửa hàng trên phố Huế cho biết, khách hàng chưa biết rõ loại sữa nào có thể có côn trùng, loại nào không, nên họ cảnh giác với mọi sản phẩm. Trước đây, cứ có hàng về là khách hàng cứ ào ào đến mua mà không cần xem kỹ, miễn là hàng ngoại. Nhưng giờ không chỉ sữa Abbott mà các hãng khác cũng bị để ý đến. Giá sữa bột ngoại xách tay cao gần gấp đôi giá sữa thông thường, khách hàng chủ yếu là các gia đình có điều kiện khá giả và "sính" đồ ngoại.
“Bình thường bán trên dưới 50 hộp mỗi ngày, giờ giảm giá đến 20% mà chỉ bán được lèo tèo vài hộp”, chị Thư nói.
Mới đây, đại diện sữa Abbott tại Việt Nam đã khẳng định sản phẩm sữa Similac ở Việt Nam do Công ty TNHH Dược phẩm 3A phân phối và được sản xuất tại các nhà máy của Abbott ở Singapore, Ireland nên không hề bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi sản phẩm ở Mỹ.
Theo Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, sản phẩm sữa bột Similac của Công ty Abbott được bán ở Mỹ, Puerto Rico, đảo Guam và một số quốc gia khác thuộc vùng biển Caribbe bị phát hiện có bọ cánh cứng, chưa nhập khẩu chính thức vào Việt Nam.
Hiện nay, sản phẩm sữa bột Similac của Công ty Abbott do Công ty thương mại dược phẩm 3A phân phối tại Việt Nam đều đã kiểm tra và được xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng cho biết, sẽ tiếp tục giữ liên hệ với Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA) để cập nhật thông tin và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát để thông báo kịp thời đến người tiêu dùng.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Sữa bột dành cho con mới sơ sinh

Đôi khi, việc cho con bú mẹ không phải lúc nào cũng thực hiện được. Đối với bé dưới 1 tuổi, dùng sữa bột là sự lựa chọn tốt nhất sau sữa mẹ. Dưới đây là một số điều các bạn cần biết về việc lựa chọn và sử dụng sữa bột.

Tất cả các loại sữa bột của các hãng uy tín trên thị trường đều đảm bảo đủ dinh dưỡng và được làm ra nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của con bạn. Đa số các bé phát triển tốt với sữa bột làm từ sữa bò, tuy nhiên có một số bé hợp với các loại sữa bột khác.

1. Sữa bột làm từ sữa bò (cow’s milk formula). Hầu hết sữa bột được làm ra từ sữa bò và được điều chỉnh cho gần giống với sữa mẹ nhất. Sự điều chỉnh này giúp sữa bột có được lượng tinh bột và tỷ lệ chất béo và protein thích hợp, nó cũng làm cho sữa tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên nhớ, sữa bò thông thường không thể thay thế cho sữa bột. Sữa dê tiệt trùng hay sữa nước cũng vậy.

2. Sữa bột từ đậu nành (soy-based formula).Với những bé dị ứng với sữa bột làm từ sữa bò hoặc những bé không thể hấp thụ được lactose, một loại đường có tự nhiên trong sữa bò thì sữa bột từ đậu nành là sự thay thế hữu hiệu. Nếu bạn chọn lựa dùng những sản phẩm từ đậu nành, nhớ là phải dùng sữa bột làm từ đậu nành chứ không phải sữa đậu nành thông thường.

3. Sữa thủy phân protein (protein hydrolysate formula). Đây là loại sữa dành cho các bé sinh ra trong gia đình có truyền thống dị ứng với sữa. Nó dễ tiêu hóa và ít có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng vì protein trong sữa đã được xử lý.

Sữa nào tốt nhất?
Bạn có thể chọn lựa giữa sữa bột (powdered formula), sữa cô đặc (concentrated liquid formula) và sữa dùng ngay (ready-to-use formula). Sữa bột và sữa cô đặc cần phải được hòa vào một lượng nước nhất định đúng theo hướng dẫn, còn sữa dùng ngay thì giống như tên gọi của nó, bạn không cần phải thêm nước vào. Đây là loại tiện dụng nhất nhưng cũng đắt nhất. Ở Việt Nam, phổ biến và dễ tìm mua nhất chính là sữa bột.

Thế nào là sữa bột cải tiến?
Một số loại sữa bột được tăng cường DHA (docosahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid). Đây là những acid fatty đa nguyên không bão hòa có trong sữa mẹ và một số thực phẩm như cá, trứng. DHA và ARA được xem là rất quan trọng trong việc phát triển thị giác và não bộ của trẻ.

Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ DHA và ARA từ các acid fatty trong chế độ ăn của mình, bao gồm cả DHA và ARA từ các loại sữa công thức. Tuy nhiên, liệu trẻ có thể chuyển hóa các thành phần này thành lượng DHA và ARA tốt nhất hay không vẫn chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc cho DHA và ARA trực tiếp vào sữa công thức, nhưng một số khác lại chỉ ra rằng việc đó chẳng mang lại lợi ích nào cả.