Vì sao trẻ ngáy
Bạn cần phải đề phòng tiếng thở dồn dập, ngắt quãng hoặc khò khè của bé trong khi ngủ. Can thiệp kịp thời bạn sẽ giúp bé ngăn ngừa được bệnh tật...
Thể lực và sự năng động trí tuệ của bé phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ của bé. Một giấc ngủ dài là những giai đoạn xen kẽ lẫn nhau trong đêm (giấc ngủ sâu, giấc ngủ ngắn). Muốn phát triển bình thường và khỏe mạnh, bé cần trải qua tất cả các giai đoạn đó. Khi bé ngủ bạn hãy đến cạnh giường và theo dõi giấc ngủ của bé xem bé trở mình bao nhiêu lần, tư thế ngủ có thoải mái không, nhịp thở có đều không? Bình thường thì nhịp thở của bé phải đều và nhẹ. Tiếng khò khè hoặc có dấu hiệu ngáy cần được quan tâm chú ý ngay.
Nếu chỉ là hiện tượng một vài lần thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu đó là hiện tượng lặp lại thường xuyên thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ ngay.
Tìm hiểu nguyên nhân
Khi ngủ, các cơ họng mềm ra và tuyến thở hẹp hơn bình thường. Bất cứ sự viêm nhiễm nào hoặc amiđan to ra đều cản trở không khí. Việc hít vào khó khăn vì vậy các cơ họng rung, do đó mới có tiếng khò khè.
• Viêm amiđan là bệnh trực tiếp liên quan đến đường hô hấp. Khi amiđan bị viêm, tính chất bảo vệ đường hô hấp bị tê liệt vì vậy vi trùng có thể xâm nhập. Những biểu hiện ban đầu thường xuất hiện vào ban đêm: ho khan, nhịp thở dồn dập và to, mũi nghẹt. Nếu không chữa trị ngay, amiđan sẽ bị viêm và chặn đường thở của mũi. Bé sẽ nói “không ra hơi” và chỉ thở được bằng miệng. Bác sỹ sẽ khuyên dùng thuốc rửa họng, xịt, và các thuốc đặc trị khác. Cần thực hiện lời khuyên của bác sỹ để sớm giải quyết vấn đề.
• Dị ứng cũng có thể gây ra tiếng ngáy. Khi đường hô hấp bị viêm, không khí khó lọt qua được nên gây ra tiếng khò khè. Để “giải tỏa”, bạn cần dùng các loại kẹo ngậm và thuốc chống dị ứng họng. Đặc biệt là phải đến gặp bác sỹ ngay để loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.
• Hiện tượng ngừng thở bất thường được chuẩn đoán khi bé có tiếng khò khè ngắt đoạn, không đều và tương đối to. Bạn rất dễ nhận ra những đoạn thở chậm. Sau mỗi đợt thở như vậy, bé thường rùng mình và hít vào vài hơi. Ngoài các loại thuốc, cần phải có chế độ ăn uống hài hòa, các bài tập cho cơ quan phát âm.
• Cấu tạo của cơ họng cũng có thể là lý do của việc bé khó thở khi ngủ. Có thể do đường thông mũi hẹp, hoặc vì lý do bẩm sinh hoặc tai nạn, vòm mũi bị lệch. Bạn chớ nên trì hoãn việc gặp bác sỹ. Nếu gặp phải trường hợp này, cần phải sớm phẫu thuật để loại bỏ tiếng ngáy. Bé sẽ được gây mê toàn thân khi phẫu thuật.
Hãy điều trị!
Kể cả trong trường hợp sức khỏe của bé không có gì đáng phàn nàn, bạn cần luôn luôn có các biện pháp phòng ngừa. Cần giải thích cho bé rõ vào mùa lạnh rất dễ bị cảm. Bạn cần dạy con cách quàng khăn, đội mũ, cài áo và tránh những nơi gió lùa. Bạn hãy chọn loại giày không thấm nước cho bé đi. Còn một điều tương đối quan trọng nữa - đó là nguyên tắc vệ sinh. Nhất thiết phải nhắc bé rửa tay sau khi đi chơi về và trước khi ăn. Nếu tuân theo những nguyên tắc đó, bé sẽ được bảo vệ tốt, còn bạn sẽ thấy yên tâm hơn.
Khi bé có bất cứ biểu hiện bất thường nào, bạn cần lưu tâm ngay. Cần đưa bé đi khám ngay khi có những biểu hiện sau:
• Bé quấy khóc, biếng ăn
• Bé hay khóc và thức giấc giữa đêm
• Bé thở bằng miệng
• Bé mệt mỏi, chậm lên cân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét